Sa nhân - chủ trị an thai, giảm đau, trừ phong tê thấp hiệu quả

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Sa nhân thuộc họ gừng, đông y thường sử dụng. Đông y thường sử dụng chủ yếu hai loài sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Sa nhân có nhiều tác dụng chữa các bệnh: Viêm loét dạ dày, lạnh bụng, đầy hơi, thai nghén hay buồn nôn...

Sa nhân thuộc họ gừng, đông y thường sử dụng. Đông y thường sử dụng chủ yếu hai loài sa nhân trắng vì có giá trị dược liệu cao. Sa nhân chủ trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén), giảm đau, trừ phong tê thấp...

Sa nhân có tác dụng hành khí hóa thấp kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai.

Chủ trị các chứng: Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).

- Lý khí hóa thấp: dùng chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả hoặc đại tiện ra máu hay ăn uống không tiêu. Phối hợp với vân mộc hương, nam mộc hương, hoắc hương.

- Trừ phong thấp, giảm đau: dùng trong trường hợp chân tay, mình mẩy đau nhức, đau xương hoặc đau cơ bắp, đau dây thần kinh liên sườn, đau gáy…dùng sa nhân với một số vị thuốc khác như thiên niên kiện, địa liền…ngâm với rượu uống hoặc xoa bóp, còn dùng chữa đau răng, viêm lợi.

- An thai: dùng trong trường hợp thai động bất an, hoặc có xuất huyết, phối hợp với tang kí sinh, tục đoạn, ngải cứu (sao giấm) trư ma căn. 

Cây sa nhân thường mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền núi, thường gặp thành vạt lớn ở chỗ ẩm mát, nhiều mùn như thung lũng, ven suối, bờ nương rẫy. Đặc điểm chung là loại cây thảo, sống lâu năm. Lá mọc so le thành hai dãy, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, lưỡi hẹ mỏng, nhìn qua gần giống cây riềng. Thân rễ mảnh, mọc bò lan, các rễ đan vào nhau thành mạng lưới rất chắc. Mùa ra hoa khoảng tháng 5 – 6, quả hình cầu hoặc hình bầu dục, có gai mềm, hạt hình nhiều cạnh, mùa quả tháng 7 – 8.

Quả được thu hái vào mùa hè và thu, là bộ phận chủ yếu được dùng làm thuốc. Quả sa nhân chín khoảng 20 ngày. Quả vừa chín thì màu đỏ hoặc tím, nhân hạt to mẩy, bóp thấy cay nhiều và nóng, khi tươi hơi chua. Nếu hái quá muộn, chỉ cần để quá 5-7 ngày, quả bóc ra đã mềm, nhấm thấy ngọt, chất cay đã hết, đó là sa nhân đường, kém giá trị. Để đạt chất lượng dược liệu quả sa nhân hái đúng tuổi phải được chế biến ngay, tránh quả bị thối hỏng, khi hái để cả chùm quả, hoặc phơi sấy trong 5 ngày đêm là được. 

Sa nhân đi vào 2 kinh tỳ và vị có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, ôn trung chỉ tả, an thai. Chủ trị các chứng tỳ vị ứ trệ do thấp trở, tỳ hàn tiết tả (tiêu chảy do tạng tỳ bị lạnh)…

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sa nhân

Trị bụng đầy đau do khí trệ:

Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống. Hương sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 6g sắc uống. Hương sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hương 4g, Bạch truật 10g, sắc uống.

Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu:

Hương sa lục quân tử thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 - 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.

Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động:

Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô nghạnh; nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.

Trị chứng tả lị mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính:

Bài Hương sa lục quân ( như trên). Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can khương, Mộc hương đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).

Một số kinh nghiệm dùng Độc vị Sa nhân trị bệnh:

Đau nhức răng: ngậm Sa nhân. Nấc cụt: Trác ái Văn theo dõi 11 ca bệnh nhân cho uống Sa nhân nhai nuốt, mỗi lần 2g, ngày 3 lần, kết quả tốt, phần lớn dùng 2 lần hết. ( Tạp chí Trung y Triết giang 1988, 3:100). 

Tham khảo

Bụng đầy trướng, ăn không tiêu, đại tiện khó: Sa nhân 6g, cháy cơm 150g, thần khúc12g, sơn tra 12g, hạt sen 12g, kê nội kim 3g, gạo tẻ 300g, các vị sao thơm tán mịn cho thêm đường uống 12g, uống 2 - 3 lần/ngày.

Chữa tiêu chảy (bụng sôi, lạnh, chướng đau bụng ở vùng hạ vị, phân sống, kém ăn, chậm tiêu, tay chân lạnh): Sa nhân, nhục quế, can khương, vỏ rụt, vỏ quýt mỗi vị 8g; bố chính sâm, tục đoạn, củ mài sao, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả tán bột, mỗi ngày uống 20g.

Thai nghén hay nôn: Sa nhân (sao qua, nghiền mịn) 3g; gạo tẻ 30g nấu cháo, khi cháo chín cho bột sa nhân vào trộn đều, đun nhỏ lửa thêm một lúc nữa là được. Ăn nóng vào lúc sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ. Hoặc: Sa nhân 3g, cá diếc 1 con, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Giảm đau nhức răng do sâu răng: Ngậm sa nhân hoặc tán bột chấm vào răng đau.

Hỗ trợ viêm loét dạ dày mạn tính: Sa nhân 6g; dạ dày lợn 1 cái, dạ dày rửa sạch, thái chỉ, cùng với sa nhân nấu thành món canh; ăn dạ dày và uống nước canh. Dùng 10 ngày một liệu trình. Hỗ trợ viêm đại tràng mạn tính: Sa nhân 1g (tán bột), mộc hương 1g (tán bột), bột sắn dây 30g, đường cát lượng vừa đủ. Sa nhân, mộc hương, sắn dây thêm nước quấy đều, cho thêm đường nấu cháo ăn. Ngày ăn 2 lần.

Chú ý:

Người âm hư nội nhiệt không nên dùng. 

Cần chú ý, mỗi người sẽ có thể trạng khác nhau. Thuốc hợp với mỗi người khác nhau. Chính vì vậy, cách chữa bệnh tốt nhất là theo sự hướng dẫn và theo dõi của Thầy Thuốc.

Hãy liên hệ với Y Dược Nguyễn Hữu Hách để được tư vấn nhanh nhất, chi tiết nhất. Hotline: 0839.968.864

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864