Tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của ích mẫu

Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Tác dụng cây ích mẫu chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Được ứng dụng trong y học để chữa bệnh đau bụng kinh; Điều hòa chu kì kinh nguyệt; Chữa tắc tia sữa; Hậu huyết bị bế không ra được...Rất nhiều dược tính đặc biệt khác đã được áp dụng để trị bệnh hiệu quả.

Cây ích mẫu là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo, sống 1-2 năm. Cao 0,6-1m, thân hìnhvuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ, ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu cành mà hình dạng khác nhau: lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu;

Lá ở thân cây ích mẫu có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; Lá trên cùng không chia thùy và hầu như không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hoặc tím hồng, phía trên xẻ môi, môi trên môi dưới gần bằng nhau. Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ màu xám nâu. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7.

Phân bố: Việt nam, Trung Quốc, nga, Triều Tiên, Nhật bản, nhiệt đới Á Châu, Phi Châu, cùng với Mỹ Châu Mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng hoang.

Tác dụng lên tim mạch:

Đối với tim cô lập chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, 1 chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, có tác dụng làm tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm. Tác dụng này chỉ có 1 thời gian ngắn. Cao Ích mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh. (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Công Dụng Ích Mẫu

+ Vị cay, hơi đắng, không độc (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vị hơi đắng, hơi cay, hơi hàn, tính hoạt (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

+ Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).

+ Vị cay, đắng, hơi hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn (Trung Dược Học). + Vị cay, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh

+ Vào kinh Tâm bào (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vào kinh Can, Tâm bào, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vào kinh Tâm, Tỳ, Thận (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào kinh Tâm bào lạc, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vào kinh Can, Tâm bào (Trung Dược Học). + Vào kinh Tâm, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng
+ Tiêu thủy, hành huyết, trục huyết cũ, sinh huyết mới, điều kinh, chủng tử, giải độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, lợi tiểu, tiêu viêm (Trung Dược Học).

+ Trừ huyết ứ, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ Trị: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh , khí hư ra nhiều, bụng đau sau khi sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều Dùng:

Dùng 10-30g.

Dùng ngoài tùy nhu cầu.

Ứng dụng lâm sàng học của bài thuốc

Trị các loại mụn nhọt, nhũ ung, trẻ nhỏ đầu bị lở loét: Dã thiên ma (Ích mẫu thảo) 20g, cho vào nồi sành, đổ nước đầy ngập gấp đôi, nấu cạn còn phân nửa, chia ra làm 3-4 lần để rửa nơi đau. Tính nó sát được trùng, làm cho khỏi ngứa, thật là thần hiệu (Thiên Kim phương).

Trị sản hậu huyết bị bế không ra được: Ích mẫu, gĩa vắt lấy nước cốt, thêm ít rượu, uống 1 chén (Thánh Huệ phương).

Trị sữa bị tắc gây ra nhũ ung: Ích mẫu, tán bột, hòa với nước bôi trên vú 1 đêm là khỏi (Thánh Huệ phương).

Trị tai thối, chảy nước vàng ra hoài: Dùng ngọn và lá non cây Ích mẫu, gĩa, vắt lấy nước cốtnhỏ vào tai (Thánh Huệ phương).

Trị đinh nhọt, lở ngứa: Ích mẫu gĩa nát đắp vào chỗ đau. Nhưng phải vắt lấy nước cốt uống mới mau khỏi và còn có ý để phòng độc chạy vào trong (Thánh Huệ phương).

Trị xích bạch đới hạ: Ích mẫu (hoa), lúc mới nở, thái nhỏ, phơi khô. Tán bột. Uống trước bữa ăn, mỗi lần 12g, với nước sôi (Tập Nghiệm phương).

Trị trẻ nhỏ bị cam tích rồi đi lỵ nặng: Ích mẫu, lấy lá non và búp, nấu với cháo cho ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương).

Trị thai chết trong bụng: Ích mẫu, gĩa nát, cho vào ít nước còn hơi nóng, vắt lấy nước cốt uống (Vi Trụ Độc Hành phương).

Trị sản hậu bị huyết vận mà Tâm khí muốn tuyệt: Ích mẫu gĩa vắt lấy nước uống 1 chén (Tử Mẫu Bí Lục).

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864