Tần giao - vị thuốc quý đặc trị bệnh thấp khớp, đa khớp

Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Tần giao (Theo sách thuốc cổ Trung quốc, Tần giao dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là rễ của nhiều loại cây thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) có tên khác nhau như Gentiana macrophylla Pall; G.Straminea Maxim; G.Crassicaulis Duthie ex Burk; G.Dahurica Fisch.Tần cửu (Theo sách Đỗ tất Lợi).

1. Tên thường gọi

Tần giao (Theo sách thuốc cổ Trung quốc, Tần giao dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, là rễ của nhiều loại cây thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) có tên khác nhau như Gentiana macrophylla Pall; G.Straminea Maxim; G.Crassicaulis Duthie ex Burk; G.Dahurica Fisch.Tần cửu (Theo sách Đỗ tất Lợi thì Tần cửu (Thanh tảo) là cây thuộc họ Ô rô (Acanthaceae) có tên khoa học Justicia Gendarussa L. (Gendarus savulgaris Nees).

Tên khoa học: Radix Gentianae Quịnjiao

2. Cây Tần giao

(Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả rễ tần giao

Rễ hình trụ, trên to, dưới nhỏ, xoắn vặn, dài 10 – 30 cm, đường kính 1 – 3 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu hoặc màu vàng sáng, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Đầu rễ còn sót lại mẩu gốc thân. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gẫy. Mặt gẫy mềm: Phần vỏ có màu vàng hoặc vàng nâu, phần gỗ màu vàng. Mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.

Thành phần hoá học:

Có Gentianine, Gentianide, Alkaloid: Gentanine A, B, C… Glucoz và ít dầu bay hơi (Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng kháng viêm rõ, do thành phần Gentianine A tác dụng lên hệ thần kinh làm hưng phấn chức năng tuyến yên, vỏ thượng thận. Thuốc còn có tác dụng an thần, giảm đau, giải nhiệt, kháng Histamin, chống choáng do dịn ứng (Trung Dược Học).

+ Thành phần Geniatine A của thuốc có tác dụng nâng cao đường huyết, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim trong thời gian ngắn. Nước sắc Tần giao có tác dụng lợi tiểu (Trung Dược Học).

+ Nước Tần giao ngâm kiệt rượu, đối với trực khuẩn lỵ, thương hàn, phẩy khuẩn thổ tả, tụ cầu vàng có tác dụng ức chế. Nước thuốc ngâm kiệt có tác dụng ức chế đối với một số nấm ngoài da (Trung Dược Học).

+ Tần giao vừa có tác dụng trị viêm khớp lại vừa có tác dụng trị thống phong (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Nước sắc Tần giao có tác dụng giải nhiệt rõ (Thực Dụng Trung Y Học).

Vị thuốc Tần giao

(Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng ....)

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).

+ Vị cay, tính hơi ôn, không độc (Danh Y Biệt Lục).

+ Vị đắng cay, tính hơi hàn (Trung Dược Học).

+ Vị đắng, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy kinh:

+ Vào kinh Can, Đởm, Vị (Trung Dược Học).

+ Vào kinh thủ, túc Dương minh, kèm vào Can Đởm (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Vị, Đại trường, Can, Đởm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Công dụng:

+ Lợi đại tiểu tiện, giải độc rượu (Dược Tính  Bản Thảo).

+ Trừ phong thấp, thư cân, hoạt lạc, thanh hư nhiệt (Trung Dược Học).

+ Dưỡng huyết bổ gân (Trân Châu Nang).

+ Tán phong, táo thấp, điều hoà khí huyết, thư cân (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

- Trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng.

+ Trị phong thấp đau nhức, nóng trong xương (Trung Dược Học).

+ Trị phong thấp đau nhức dạng co cứng, đặc biệt đau nhức do phong thấp gây nên ở hai chân rất thích hợp. Hư lao, nóng trong xương (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Phong thấp đau nhức do nhiệt: Dùng  Tần giao với Phòng kỷ và Nhẫn đông đằng.

+ Phong thấp đau nhức kèm lạnh: Dùng Tần giao với Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi và Phụ tử.

+ Sốt về chiều do âm hư: Dùng Tần giao với Thanh hao, Miết giáp, Tri mẫu và Địa cốt bì trong bài Tần Giao Miết Giáp Thang.

+ Vàng do thấp nhiệt: Dùng Tần giao với Nhân trần cao và Chi tử.

Kiêng kỵ:

Không dùng đối với người có thể trạng yếu hoặc người bị tiêu chảy.
Chân tay đau nhức lâu ngày, do khí huyết không được dinh dưỡng chứ không phải do thấp nhiệt: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tần giao

Trị thấp khớp, viêm đa khớp, chân tay co rút:

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864