-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)
Trong Đông y, Quế được coi là 1 trong 4 thần dược có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Quế là vị thuốc Đông Y quan trọng, để phòng và hỗ trợ chữa trị hết các chứng bệnh như cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm thận mạn, đau thắt lưng, vảy nến mề đay, đau bụng kinh…
Trong Đông y, Quế được coi là 1 trong 4 thần dược có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.
Quế là vị thuốc Đông Y quan trọng, để phòng và hỗ trợ chữa trị hết các chứng bệnh như cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm thận mạn, đau thắt lưng, vảy nến mề đay, đau bụng kinh…
Quế tên khoa học là Cinnamomun Loureirii Ness, thuộc chi Quế (Cinnamomum).
Chi này gồm các loài thực vật thường xanh thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae), lá và vỏ cây thường có tinh dầu thơm. Chi Quế có khoảng hơn 300 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương và Australasia.
Trong Đông y, quế đứng thứ 3 trong bốn loại dược phẩm quý giá nhất gồm “sâm, nhung, quế, phụ”. Tác dụng của quế trong Đông y thể hiện trong từng bộ phận của cây quế.
Tác dụng của quế chi
Theo cuốn Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, quế chi (cành nhỏ) có vị cay ngọt, tính ấm, dùng hỗ trợ chữa trị bệnh cảm lạnh không ra mồ hôi và tê thấp chân tay đau buốt.
Tác dụng của quế thông
Quế thông (vỏ quế nói chung) dùng để hỗ trợ chữa trị chứng lạnh ở nội tạng và làm thông huyết mạch, hỗ trợ chữa trị hàn thấp đau nhức.
Ngứa da thì lấy quế, riềng, tế tân mỗi vị 2g, ban miêu (sâu đậu) 10 con nghiền nát, rượu trắng 150g, ngâm 7 ngày mỗi ngày khuấy đều 1 lần rồi lọc lấy nước. Rửa sạch chỗ ngứa sần rồi xoa thuốc này ngày 1 lần. Kiêng uống rượu và các món ăn có tính kích thích, dị ứng, động phong.
Tác dụng của quế tâm
Tác dụng của quế trong Đông y càng thể hiện rõ ràng ở những bộ phận có dược tính mạnh như quế tâm (vỏ đã cạo sạch lớp ngoài chỉ lấy lớp trong) tính vị mạnh hơn quế chi, phối hợp với các vị thuốc phù hợp dùng để hỗ trợ chữa trị đau tim.
Người bị khí lạnh công tâm, bụng đau, nôn nhiều không muốn ăn uống nên lấy quế tâm 40g, cao lương khương 40g, đương quy 40g, thảo đậu khấu (bỏ vỏ) 60g, hậu phác 80g (bỏ vỏ thô, tẩm nước gừng sao) nhân sâm 40g. Tất cả nghiền nhỏ cùng với nước cháo làm viên mỗi viên bằng hạt ngô đồng (3/10g) mỗi lần uống 20 viên với nước cháo hoặc nước cơm trước bữa ăn.
Tác dụng của quế nhục
Quế nhục (quế bóc ở thân hoặc cành to dày) có vị ngọt, cay, tính nóng, có tác dụng thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, hỗ trợ chữa trị các chứng trúng hàn, trúng phong huyết lạnh, hôn mê, mạch chạy chậm nhỏ, tim yếu (trụy mạch, hạ huyết áp).
Nếu bị ngã, bị đánh, bị thương trong bụng có máu ứ thì lấy quế nhục 80g, đương quy 80g, bồ hoàng 100g. Tán nhỏ uống ngày ba lần, đêm 1 lần với rượu, mỗi lần 1 thìa cà phê.