Viễn chí - vị thuốc hay chữa bệnh liệt dương, mộng tinh bổ cho nam giới, người già

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏPolygala tenuifolia Willd. Hoặc viễn chí Sibêri -Polygala sibirica L., Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí - Polygalaceae.

1. Giới thiệu chung về Viễn Chí.

Tên gọi khác: Tiểu thảo, nam viễn chí.

Tên khoa học: Polygala sp

Họ: Thuộc họ Polygalaceae.

Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏPolygala tenuifolia Willd. Hoặc viễn chí Sibêri -Polygala sibirica L., Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí - Polygalaceae.

Viễn chí là một vị thuốc rất quý, thường hay mọc hoang ở Bắc Thái, Thanh Hóa, Nam Hà...

Cây này mọc nhiều ở Miền Trung (Nghệ Tĩnh).

Vị viễn chí ta còn nhập nội, nó là rễ phơi khô của cây viễn chí Polygala sibirica L., hoặc của cây viễn chí Polygala teluifolia Willd.

Ở Việt Nam có nhiều loại viễn chí khác nhưng chưa được khai thác.

2. THU HOẠCH

Vào mùa xuân, thu đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô là được.

 

3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

- Tác dụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm gây ho cho chuột nhắt trắng bằng cách phun xông Amoniac, liều 0.75g/kg viễn chí cho uống dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.

- Tác dụng long đờm: Thí nghiệm trên thỏ, viễn chí có tác dụng làm tăng dịch tiết khí phế quản.

- Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau biểu hiện bằng các phản ứng xoắn mình khi tiêm trong mang bằng dung dịch acid acetic, viễn chí liều uống 0.8g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt ở chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên thời gian ngủ: Viễn chí có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian ngủ do thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Viễn chí có tác dụng ức chế có mức độ hệ thần kinh trung ương, nhưng không thấy có tác dụng đối kháng với liều gây co giật do cafein gây nên ở  chuột nhắt trắng.

- Tác dụng trên tử cung: Thử tác dụng của cao lỏng Viễn chí trên tử cung thỏ, mèo và chuột thấy có tác dụng kích thích co bóp tử cung ở cả con vật có thai và không có thai.

- Tác dụng kháng khuẩn: Cao mềm viễn chí có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus substilis.

- Tác dụng tán huyết: Dịch chiết 5% của rễ và bộ phận trên mặt đất cây ra hoa có tác dụng tán huyết.

4. CÔNG DỤNG

Trong đông y

- Tính vị, quy kinh: Viễn chí có vị hắc, đắng, the, tính hơi ấm vào 2 kinh tâm và thận có tác dụng an thần, ích trí, khu đàm, chỉ khí, ích tinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.

- Công dụng: Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, thuốc làm sáng mắt, thính tai do tác dụng trên thân. Còn chữa đau tức ngực, lao, ngủ kém, suy nhược thần kinh, ác mộng.

- Liều dùng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc 2-5g cao lỏng, bột thuốc hoặc cồn thuốc. Dùng ngoài, viễn chí phơi khô, tán bột, tẩm nước, đắp chữa vết ngã tổn thương, mụn nhọt, lở loét, sưng và đau vú, rắn độc cắn.

- Chú ý: Theo sách Tân biên Trung y: Rễ viễn chí phải bỏ lõi trước khi dùng, không dùng liều cao, người có thai, người bị bệnh dạ dày, người thực hỏa không được dùng.

5. BÀI THUỐC VIỄN CHÍ

- Chữa ho có đờm: Viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc chia làm 3 lần uống trong ngày. Trường hợp người già ho đờm lâu năm, đờm kết gây tức ngực, khó thở, dùng viễn chí 8g, mạch môn 12g, sắc uống dạng từng ngụm, ngày 1 thang.

- Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, đần độn, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ

- Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân (sao đen), mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống. Hoặc viễn chí, tâm sen, hạt muồng (sao), mạch môn, nhân hạt táo (sao đen), huyền sâm, dành dành, mỗi vị 12g, sắc uống.

- Chữa trẻ sốt cao sinh co giật: Viễn chí, sinh địa, câu đằng, thiên trúc hoàng (bột phấn đọng ở trong đốt cây mía), mỗi vị 8-10g, sắc uống.

Viễn chí hình ống dài, cong, dài từ 3 - 13 cm, đường kình từ 0,3 đến 1 cm. Vỏ ngoài màu vàng tro, toàn thể có đường nhăn ngang và vân nứt tương đối dày, lõm sâu hoặc có vân dọc nhỏ và vết rễ nhánh như cái máng nhỏ. Dòn, dễ bẻ gẫy, mặt cắt ngang màu trắng vàng, ở giữa rỗng. Hơi có mùi, vị đắng hơi cay, nhai có cảm giác tê cuống họng (Dược Tài Học).

Viễn chí có tác dụng hóa đờm rõ, gây ngủ và chống co giật, hạn huyết áp (Trung dược học).

Có gây kích thích tử cung, nên phụ nữ có thai sử dụng hết sức cẩn thận. 

Saponin Viễn chí gây kích thích dạ dày, vì thế không nên sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày.

6. KIÊNG KỴ CỦA VIỄN CHÍ

+ Sợ Tề tào (Dược Tính Luận).

+ Viễn chí sợ Trân châu, Lê lô, Tề tào (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Kinh Tâm có thực hỏa, phải dùng chung với Hoàng liên (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Có thực hỏa, kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

7. NƠI MUA BÁN VIỄN CHÍ CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT

Hiện nay, thuốc đông y chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện nhiều trên thị trường... Gây ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng điều trị bệnh, nâng cao sức khỏe của  người dân. Việc lựa chọn cơ sở cung cấp nam dược uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng là rất quan trọng. Vậy khách hàng có thể mua viễn chí đó ở đâu?

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những thảo dược đúng, chất lượng tốt. Y Dược Nguyễn Hữu Hách 96 Mê Linh - HP cung cấp những vị thuốc đông y đúng, chuẩn, chất lượng cao...

Tùy theo thời điểm giá có thể thay đổi.

Quý khách hàng có thể đặt mua online theo số hotline: 0839.968.864.

Hoặc đến trực tiếp cơ sở 1, cơ sở 2 của Y Dược Nguyễn Hữu Hách đặt mua thuốc.

Cơ sở 1: 96 Mê Linh - Hải Phòng

Cơ sở 2: 625 Nguyễn Văn Linh - Hải Phòng

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864