Mẹ nên làm gì để tăng sức đề kháng cho con?

Thương hiệu: YduocNHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Bổ sung thực phẩm, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng là cách rất tốt nhất để mẹ có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể bổ sung khẩu phần ăn cho bé có rau củ quả, các loại ngũ cốc... phong phú. Vừa giúp bé ăn ngon miệng, vừa giúp bé có sức khỏe tốt phòng bệnh tật.

Bổ sung thực phẩm, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng là cách rất tốt nhất để mẹ có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể bổ sung khẩu phần ăn cho bé có rau củ quả, các loại ngũ cốc... phong phú. Vừa giúp bé ăn ngon miệng, vừa giúp bé có sức khỏe tốt phòng bệnh tật.
Để con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất, mẹ nên làm những điều sau cho bé:

1. Tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng rau củ quả

Trái cây và rau củ là những thực phẩm ưu tiên hàng đầu giúp bổ sung các khoáng chất, vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Trong đó, những loại củ quả như ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh, khoang lang... sẽ cung cấp vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt Vitamin C giúp cơ hể sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại các virus gây bệnh.

Rau củ quả giàu chất xơ như khoang lang, các loại bí lại giúp cho bé không bị táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Mẹ nên tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho các thành viên nhỏ của mình nhé!

2. Sữa chua - lợi tiêu hóa

Không chỉ hiệu quả đối với người lớn mà sữa chua còn có công dụng rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Sữa chua chứa men vi sinh giúp cân bằng hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ. 

Protein trong sữa chua cũng góp phần không nhỏ đến lượng dinh dưỡng trẻ tiếp thu hằng ngày. 

Chính vì vậy mẹ đừng quên sau khi ăn 15 - 30', mẹ cho con ăn nhẹ thêm 1 hộp sữa chua.

3. Các loại đậu hạt ngũ cốc

Các loại đậu thuộc nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như Kẽm, Sắt,.. giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm cũng như Sắt, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ nhiễm trùng hay nhiễm bệnh như cảm lạnh.

Kẽm còn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển của các tế bào bạch cầu – đảm nhiệm vai trò phát hiện virus gây bệnh. Ngũ cốc nguyên cám hay còn lại là ngũ cốc nguyên vỏ chứa nhiều axit béo Omega – 3 có lợi cho sự phát triển trí não ở trẻ. Omega – 3 đồng thời hỗ trợ “cuộc chiến” chống lại vi khuẩn của các tế bào bạch cầu hiệu quả hơn.

Mẹ có thể bổ sung món chè, hoặc cháo ngũ cốc vào bữa ăn sáng, bữa ăn phụ cho trẻ. Điều này thật có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Không nhất thiết cần thực phẩm chức năng, chính từ nguồn thực phẩm phong phú hàng ngày, các mẹ không chỉ làm cho bữa ăn gia đình thêm phong phú, mà còn giúp cho trẻ tăng sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Nhất vào mùa lạnh như thế này.

Mẹ cũng nên giúp trẻ có những thói quen tốt cho sức khỏe như sau:

4. Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay chính là cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn lây lan sang trẻ từ những vật dụng bé tiếp xúc hàng ngày như: điện thoại, nhà vệ sinh, nghịch bùn đất, những thực phẩm trẻ ăn bằng tay…

Đây là một thói quen tốt mẹ nên rèn luyện cho bé.

5. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Việc ngủ đủ giấc ngủ ngon, sâu và đủ cho trẻ khiến cho trẻ khỏe mạnh, thông minh, phát triển chiều cao...

6. Không cho tay lên mặt 

Virus cảm lạnh, cúm vào cơ thể qua mũi, mắt và miệng, chính bởi thế, hãy lưu ý con trẻ không nên sờ tay lên những bộ phận đó. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần dạy trẻ không dùng chung ống hút, cốc chén hay bàn chải đánh răng… để tránh lây nhiễm một số bệnh.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864