Đông y - tổng hợp vấn đề sức khỏe, tự chữa bệnh tại nhà bạn cần biết

Thương hiệu: Y Dược NHH Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ

Trong thời gian vừa qua có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong do tự ý sử dụng thuốc tại nhà không đúng cách. Điều này thật xót xa, Y Dược Nguyễn Hữu Hách quyết định tổng hợp bản tin sức khỏe nóng nhất hiện nay bạn cần biết. Những bệnh đơn giản như thủy đậu hay một xước nhỏ ở tay khi nấu nướng cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn, nếu bạn chủ quan, tự chữa không đúng cách.

Trong thời gian vừa qua có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong do tự ý sử dụng thuốc tại nhà không đúng cách. Điều này thật xót xa, Y Dược Nguyễn Hữu Hách quyết định tổng hợp bản tin sức khỏe nóng nhất hiện nay bạn cần biết. Những bệnh đơn giản như thủy đậu hay một xước nhỏ ở tay khi nấu nướng cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn, nếu bạn chủ quan, tự chữa không đúng cách.

1. Sai lầm sử dụng thuốc Corticoid điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh phổ biến vào mùa hè. Trong khi, bệnh đã quen thuộc với nhiều người thì vẫn trở nên bị nhầm lẫn với một số bệnh khác và tự ý mua thuốc chữa bệnh tại nhà.

Ví dụ trường hợp của bệnh nhân N.T.M (28 tuổi) có biểu hiện bệnh: sốt, đau họng, đau người, trên cơ thể xuất hiện mụn nước.  Nhưng, vì chủ quan nên người nhà đi mua thuốc điều trị trong đó có kháng sinh, chống viêm, thuốc Medrol (là một loại corticoid). Điều đáng nói là các loại thuốc corticoid giúp làm giảm viêm, nhưng có thể gây giảm miễn dịch khiến vi rút bùng phát mạnh mẽ hơn, làm tăng bệnh nặng cho bệnh nhân.

Bệnh thủy đậu nặng hơn khi người bệnh tự ý uống thuốc chữa Corticoid

Đến ngày thứ 3 nhập viện bệnh nhân nổi phỏng nước toàn thân, nốt to hơn so bình thường, đáp ứng điều trị kém. Đặc biệt, xuất hiện hình thái xuất huyết trong nốt phỏng nước. Bệnh nhân xuất huyết dưới da nhiều, rối loạn đông máu toàn bộ, tiêu hết các yếu tố đông máu, suy đa phủ tạng, tiên lượng rất xấu, khả năng cứu chữa được thấp.

Thậm chí lúc đầu khi thấy con xuất hiện vết phỏng, mẹ bệnh nhân cũng chỉ tưởng mụn do uống thuốc tây nhiều phát ban (trước đó gần 1 tháng bệnh nhân điều trị đợt viêm phế quản đã ổn định) mà không nghĩ là thủy đậu. Vì thế đã tự ý mua thuốc về cho con uống. 

Thật đáng tiếc cho gia đình! Qua đây, Y Dược Nguyễn Hữu cũng hy vọng các gia đình sẽ có sự cẩn trọng đúng khi tự ý điều trị, chữa bệnh tại nhà. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc chứa thành phần: CORTICOID. Thuốc chứa thành phần Corticoid được sử dụng để chữa nhiều bệnh, nhưng tác dụng phụ của thuốc rất nguy hiểm. Cần có sự chỉ định, theo dõi của bác sỹ trong quá trình sử dụng thuốc.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Biểu hiện của bệnh thủy đậu: như sốt, sợ lạnh, đau đầu, chảy nước mũi và ho, chán ăn... Nổi ban ngứa cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sau đó xuất hiện các nốt đỏ ở mặt, thân, mình, tiếp theo các nốt đỏ mọng nước như hạt đậu, nốt phỏng nước trong hoặc mủ đục mọc thưa thớt, không đều. Bạn nên nắm rõ biểu hiện của bệnh để tránh nhầm sang các bệnh khác. Trường hợp không chắc chắn nên có sự thăm khám của cơ sở khám chữa bệnh đông y, y tế uy tín

2. 70% dân số Việt Nam bị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP

70% con số khiến bạn không khỏi giật mình, khi số lượng người bị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn HP tại Việt Nam đang tăng cao. Trong đó, khuẩn HP có vai trò chính trong viêm dạ dày cấp và mãn tính, trong loét dạ dày tá tràng và trong ung thư dạ dày.

Theo GS.TS Đào Văn Long, Việt Nam là quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi thất thường kèm theo tập quán ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh, môi trường ô nhiễm... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh tật, trong đó có bệnh về đường tiêu hóa phát triển và biến đổi mạnh.

Khi có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi, khó tiêu họ nghĩ ngay đau dạ dày, tự mua vài liều thuốc về uống, thấy đỡ rồi thôi chứ không có ý thức đi khám. Hoặc giả đi khám nhưng lại ngại nội soi dạ dày. Đây cũng là lý do vì sao số lượng người tử vong vì ung thư dạ dày tại Việt Nam lại tăng nhiều như vậy.

Trong khi đó, nếu bệnh được phát hiện sớm, tổn tương mới ở niêm mạc thì bệnh nhân sẽ không phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn mà có thể hớt tổn thương niêm mạc qua nội soi. Trong khi đó, ở giai đoạn muộn bệnh nhân vừa phải phẫu thuật, xạ trị mà cơ hội sống vẫn rất khó khăn.

Nội soi dạ dày

Vì thế, với những người bệnh có tiền sử bệnh dạ dày, hay bị bệnh dạ dày nhiễm vi khuẩn HP thì nên khám nội soi định kỳ.

Có khoảng trên 10 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và C. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Phát hiện bệnh sớm là cách tốt nhất để tầm soát bệnh và cơ hội sống sót của người bệnh cũng cao hơn.

Hiện nay, trong số 10 loại ung thư phổ biến nhất thì có đến 4 loại ung thư liên quan đến tiêu hóa đó là gan, đại tràng, thực quản và tụy với tỷ lệ tử vong lớn nhất. Những bệnh liên quan tới rối loạn bài tiết axit dịch vị hoặc rối loạn tiêu hóa nhiễm khuẩn cũng gặp nhiều nhất.

Hy vọng với con số trên, Y Dược Nguyễn Hữu Hách mong bạn sẽ có ý thức chăm sóc sức khỏe và nhận thức việc đi khám nội soi là điều cần thiết để tầm soát ung thư, nắm rõ tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể lựa chọn cách chữa bệnh dạ dày bằng phương pháp đông y, có hiệu quả lâu dài, tránh tái phát.

3. Suýt mất mạng vì chủ quan vết xước trong lúc nấu nướng

Nghe thì tưởng bình thường nhưng không bình thường chút nào. Nếu vô tình bạn nấu nướng mà bị xước tay, kể cả là vết thương nhỏ cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Sáng ngày 13/5, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình Bệnh viện Sài Gòn-ITO đã xử trí cứu một nữ bệnh nhân trẻ chủ quan, bị tai nạn nội trợ dẫn đến nhiễm trùng bàn tay rất nguy hiểm. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng ngón tay sưng tấy đỏ lan rộng lên bàn tay và cổ tay, hoại tử da cùng áp xe vùng vết thương.

Bàn tay của nữ bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do chủ quan vì vết thương nhỏ 

Kết quả xét nghiệm làm kháng sinh đồ đã xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng là Streptoccocus Aureus - một loại vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh hiện nay.

Rất may, bệnh nhân đến khám chữa bệnh kịp thời, nên đến nay sức khỏe đã bình phục.

Qua đó, bạn trẻ đừng chủ quan khi bị những tai nạn nhỏ trong quá trình nấu nướng nhé!

Cách xử trí tốt nhất khi tay bị thương là:

Rửa kỹ vết thương ngay dưới vòi nước sạch với xà bông rửa tay, săn sóc vết thương bằng các thuốc sát trùng (như Oxygia, povidin)... rồi mới tiếp tục công việc bếp núc.

Y Dược Nguyễn Hữu Hách hy vọng qua bài viết trên, bạn và gia đình sẽ nắm được những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất!

Chúc bạn khỏe, an lạc!

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864