Đông y chữa bệnh liệt dương

Thương hiệu: (Đang cập nhật ...) Loại: (Đang cập nhật ...)

Liên hệ
 A. Đại Cương Liệt dương là một bệnh thuộc nam khoa. Còn gọi là dương nuy; trong đó "dương" chỉ cơ quan sinh dục ngoài của nam giới, còn “ nuy” là liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được. Dương nuy là hiện tượng có ham muốn nhưng dương vật không thể hoặc không đủ cương để giao hợp. B. Ngu...

 A. Đại Cương

Liệt dương là một bệnh thuộc nam khoa. Còn gọi là dương nuy; trong đó "dương" chỉ cơ quan sinh dục ngoài của nam giới, còn “ nuy” là liệt, gân thịt mềm nhũn không cử động được. Dương nuy là hiện tượng có ham muốn nhưng dương vật không thể hoặc không đủ cương để giao hợp.

B. Nguyên Nhân

Nguyên nhân gây nên liệt dương có nhiều, cơ sở bệnh lý theo y học cổ truyền có thể qui nạp chủ yếu: Thận hư, thấp nhiệt, khí trệ, huyết ứ.

Thận hư bao gồm khí huyết bất túc, nặng thì mệnh môn hoả suy.

Thấp nhiệt thường do ăn nhiều chất béo ngọt hoặc nghiện rượu sinh thấp, sinh nhiệt hoặc do bệnh nhiễm.

Khí trệ do tình chí thất thường làm cho can khí bị uất kết. Can tàng huyết, chủ cân mạch, mạch lạc không thông, dương vật thiếu nuôi dưỡng sinh ra chứng liệt dương.

Khí trệ và huyết ứ thường có quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau.

C. Biện Chứng Luận Trị

Thường luận trị theo các thể bệnh thường gặp sau:

1. Tâm tỳ hư

Triệu chứng: Da xanh, mặt vàng, ăn kém, ngủ ít di tinh liệt dương, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Pháp: Ôn bổ tâm tỳ (kiện tỳ an thần)

 

Sinh khương

5

Bạch truật

12

Phục thần

8

Mộc hương

6

Viễn trí

8

Táo nhân

8

cao b long

8

Đương qui

12

Long nhãn

12

Đẳng sâm

16

Hà thủ ô

12

Hoài sơn

12

Xa nhân

6

Hoàng kỳ

12

Thục địa

20

Kỉ tử

12

ý dĩ

12

 

 

 

 

 

2.  Thận Hư: Mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, sắc mặt xạm đen, hoa mắt, ù tai, boạt tinh hoặc xuất tinh sớm (tảo tinh, tiết tinh), lưỡi sắc nhợt, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Nhược, vô lực.

Pháp: Ích thận, cố tinh, bổ khí huyết.

Bài thuốc: Tả Quy Hoàn gia giảm (Cảnh Nhạc Toàn Thư):

 

Kỉ tử

16

Qui bản giao

16

Thỏ ti tử

16

Lộc giác giao

16

Hoài sơn

16

Thục địa

32

Ngưu tất

12

Sơn thù

12

 

 

 

 

 

 

Trường hợp chân tay lạnh mạch Trầm, Trì, Nhược, thêm Tắc kè, Tiên linh tỳ (Dâm dương hoắc), Nhục thung dung, Hắc Phụ tử, Quế nhục để trợ dương. Trường hợp khí kém, mệt mỏi nhiều gia Nhân sâm, Hoàng kỳ để bổ khí.

3. Khí trệ huyết ứ: Tinh thần bứt rứt, ngực sườn đầy tức, tính tình nóng nảy, sắc mặt xạm, môi tím, lưỡi có điểm ứ huyết sắc tím, mạch Huyền hoặc Sáp.

Điều trị: Hành khí hoạt huyết hoá ứ, dưỡng can thận.

Bài thuốc: Huyết Phủ Trục Ứ Thang Gia Giảm (Y Lâm Cải Thác)

 

Sài hồ

4

Cam thảo

4

Cát cánh

6

Xuyên khung

6

Chỉ sác

8

Đào nhân

16

Đương qui

12

Hồng hoa

12

Ngưu tất

12

Sinh địa

12

Dâm dương hoắc

12

Phá cố chỉ

12

Ba kích

12

Kỉ tử

10

Hương phụ

8

4. Thấp nhiệt

(viêm nhiễm, sỏi tiết niệu lâu ngày)

Triệu chứng: Khát nước, liệt dương, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, dầy, mạch nhu sác

Pháp: Tư âm thanh nhiệt

 

Đan bì

10

Bạch linh

10

Trạch tả

10

Tri mẫu

10

Hoài sơn

15

Sơn thù

15

Hoàng bá

10

Hoắc hương

10

 

 

Sà sàng

4

 

 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

 
0936968864